Những thứ bắt buộc phải có:
1.Hộ chiếu (+visa nếu nước nhập cảnh yêu cầu) Kiểm tra kỹ tên tuổi, ngày sinh, số CMT, giới tính… trong hộ chiếu khi mới được cấp hộ chiếu

2. Vé máy bay khứ hồi Khi nhận vé máy bay cần kiểm tra kỹ tên tuổi, giới tính ghi trong đó. Trước khi về nước, nhờ lễ tân khách sạn khẳng định lại lịch bay cho chắc chắn

3. Tiền USD để chi tiêu và dự phòng Khi đến sân bay của nước bạn, nên đổi USD sang ngoại tệ của nước đó để dễ chi tiêu. Không nên đổi nhiều, cần tính toán kỹ sẽ tiêu khoảng bao nhiêu thì hãy đổi. Khi về nước nếu không tiêu hết số ngoại tệ đó thì nên đổi ngược lại ra USD ở sân bay

4. Bảo hiểm du lịch Mua bảo hiểm cho chuyến đi (thông thường không quá 30$)

5. Quyết định của cơ quan cử đi công tác hoặc cho nghỉ đi du lịch

6. Thư mời đi công tác hoặc du lịch của nước bạn

Những đồ dùng thiết yếu:
7. 01 va ly to để đựng đồ (chứa được khoảng 20kg) – đây là hành lý gửi

8. 01 va ly nhỏ – va ly kéo (còn gọi là hành lý xách tay)

9. 01 túi xách hoặc ba lô cỡ vừa đủ để đựng tài liệu đi họp hay để đựng đồ khi đi chơi hoặc đi mua sắm

10. 01 túi nhỏ kích cỡ 15cm x 20cm để đeo trên người, đựng những thứ quan trọng như hộ chiếu, vé máy bay, tiền, điện thoại

11. Quần áo: Quần áo mặc khi đi máy bay phải rất thoải mái, không cần đẹp (mặc quần ngố, áo sát nách cũng được hehe)
– Quần áo đi họp hành/làm việc
– Quần áo đi chơi bên ngoài (quần áo dài bình thường hoặc quần áo ngố hoặc váy)
– Quần áo mặc lúc ở nhà/lúc ngủ
– Quần áo lót (bao gồm cả quần lót giấy)
– 01 áo khoác mỏng (để mặc trong trường hợp buổi tối thời tiết trở lạnh hoặc điều hòa trong phòng ở quá lạnh)
– 01 cái khăn mỏng (đề phòng khi bị lạnh cổ)

12. Giày dép
– 01 đôi giày/xăng đan loại thấp, rộng rãi, thoải mái để đi đường và đi chơi bên ngoài
– 01 đôi giày lịch sự để đi họp hoặc làm việc
– 01 đôi dép lê xỏ ngón (nếu đi biển)

13. Dầu gội đầu, sữa tắm: Nên mua mấy gói nhỏ cho nhẹ nhàng, để vào trong hành lý gửi

14. Bàn chải, kem đánh răng (loại nhỏ)

15. Khăn mặt, khăn tắm

16. Xà phòng giặt: Mua gói nhỏ bằng bàn tay để giặt giũ

17. Một số loại thuốc cơ bản: thuốc cảm sốt, đau đầu, đau bụng, thuốc ho, dầu gió, thuốc dị ứng (nếu bị dị ứng thời tiết), 1 ít bông băng

18.Kim chỉ, cúc, kim băng

19.Bông ngoáy tai

20.Băng vệ sinh (dự phòng)
21.Khăn mùi xoa hoặc giấy ăn (bao gồm 1 – 2 gói giấy ướt)

22.Bàn là

23. Ô

24.01 ấm điện nhỏ (loại to hơn cái ca một chút để nấu nước uống đề phòng trong trường hợp khách sạn không trang bị ấm điện)

25.Máy sấy tóc

26.Đồ trang điểm (nếu cần)

27.Gương lược

28.Dây buộc tóc

29.Bao kính: Những người bị cận thị nên mang theo thêm 1 cái kính nữa để dự phòng

30.Điện thoại di động: Nên mang theo để có thể mua sim hoặc thẻ bên NN để liên lạc

31. Dao/kéo : Để ăn uống, bổ hoa quả

32.Băng dính Khi mang theo các loại chai đựng dung dịch lỏng (ví dụ dầu gội đầu, sữa tắm, nước tẩy trang…) thì phải quấn chặt băng dính ở nắp lại vì nếu không dung dịch sẽ trào hết ra ngoài do va đập hành lý gửi trên máy bay

33.Nhíp, bấm móng tay

34.Đồ ăn
– Mỳ tôm hoặc các đồ ăn khô khác Đây là thực phẩm rất quan trọng của người VN mình khi đi NN vì đồ ăn của NN, kể cả mỳ tôm của họ cũng rất khó ăn
– Ruốc
– Bánh kẹo, đồ ăn vặt, trà (tùy nhu cầu từng người)
– Hoa quả: Nên mang theo một ít dưa chuột để ăn kèm với mỳ tôm cho đỡ ngán. Nếu phải quá cảnh ở 1 sân bay nào đó, nên mang theo quả gì đó để ăn cho đỡ khát nước trong lúc chờ
35.Bát/đũa/thìa (loại dùng 1 lần): để ăn mỳ tôm

36.Túi nylon (loại nhỏ): Mua một ít loại túi này để tiện dùng khi cần thiết
37.01 cái bút và một tập giấy nhỏ để khai tờ khai hải quan hoặc ghi chép nếu cần

Những lưu ý khi đi nước ngoài

1.Hành lý gửi: Nên là loại valy mềm. Tổng trọng lượng không được quá 20kg. Ghi tên, địa chỉ của mình trên đó (xin nhân viên làm thủ tục ở sân bay 1 cái thẻ nhỏ để ghi và buộc vào quai hành lý), ngoài ra cũng nên buộc 1 cái nơ màu để dễ nhận ra. Nên mua 1 cái khoá nhỏ để khoá vào.

2.Hành lý xách tay: Đựng những đồ thiết yếu có thể lấy ra sử dụng trên đường đi. Ví dụ: giấy ăn, đồ ăn vặt, hoa quả, khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng (để đánh răng, rửa mặt ở sân bay nếu cần). Nên để vào trong hành lý xách tay 1 bộ quần áo (cả quần áo lót) để sử dụng trong trường hợp thất lạc hành lý gửi. Lưu ý, tất cả những đồ dùng có chất lỏng (bao gồm mỹ phẩm), đồ kim loại sắc/nhọn (như dao, kéo) đều không được để trong hành lý xách tay mà phải để trong hành lý gửi.

3.Túi nhỏ đeo trên người: Đựng những thứ tối quan trọng như hộ chiếu, vé máy bay, thẻ lên máy bay (boarding pass), tiền, quyết định, thư mời, bảo hiểm du lịch, chìa khoá hành lý gửi. Đây là vật bất ly thân trong mọi lúc, mọi nơi. Ngoài những thứ trên, cũng nên bỏ vào trong túi này địa chỉ liên lạc của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại, địa chỉ của khách sạn ở và địa chỉ của người cần phải liên lạc bên nước đó.

4.Làm thủ tục xuất cảnh/nhập cảnh tại sân bay:
– Bước 1: Kiểm tra trên bảng thông báo (có rất nhiều ở sân bay) xem chuyến đi của mình sẽ làm thủ tục ở đâu, quầy nào, lúc nào rồi theo chỉ dẫn đến đó làm thủ tục.
– Bước 2: Đến quầy làm thủ tục, đưa cho nhân viên làm thủ tục hộ chiếu + vé máy bay và hành lý gửi. Nhân viên làm thủ tục sẽ xé 1 tờ vé (chặng đi hoặc chặng về – nếu là vé thật) hoặc nhập dữ liệu trên vé (nếu là vé điện tử) rồi trả lại vé gốc đó và hộ chiếu cùng với 1 thẻ lên máy bay (boarding pass). Lúc này thẻ lên máy bay rất quan trọng, nếu làm mất thẻ này thì không thể lên máy bay được. Đồng thời, nhân viên đó cũng sẽ cân hành lý gửi, nếu quá trọng lượng quy định thì sẽ phải trả thêm tiền cước. Sau đó, nhân viên này sẽ dán 1 thẻ hành lý lên đó và đưa lại mình giữ một thẻ tương tự để sau này lấy hành lý. Sau tất cả các khâu này, nên kẹp vé (cho chặng còn lại), thẻ lên máy bay, thẻ hành lý vào hộ chiếu. Lưu ý không được làm thất lạc hoặc làm rơi bất cứ 1 thứ gì trong những thứ quan trọng này.
-Bước 3: Vào khu vực làm thủ tục xuất/nhập cảnh: đưa nhân viên hải quan/an ninh xem hộ chiếu, thẻ lên máy bay để kiểm tra và đóng dấu xuất/nhập cảnh vào hộ chiếu.
– Bước 4: Vào khu vực cách ly và ngồi đợi đến giờ lên máy bay. Nhìn xem trong thẻ máy bay chỉ dẫn làm thủ tục lên máy bay ở cửa nào thì chuẩn bị ngồi đợi ở gần cửa đó.
– Bước 5: Đến giờ lên máy bay, đưa nhân viên trong khu vực đó xé thẻ lên máy bay, cầm lại một nửa thẻ lên máy bay, nhìn xem số ghế bao nhiêu và cứ thế lên máy bay ngồi vào chỗ của mình.

5.Khi lên máy bay, cất hành lý xách tay lên ngăn hành lý phía trên ghế ngồi của mình, thắt dây an toàn, tắt điện thoại di động và làm theo mọi hướng dẫn của tiếp viên.

6.Thông thường một chuyến bay dài 2 tiếng sẽ có ăn nhẹ

7.Phía trước ghế ngồi có sách, báo cho mọi người đọc. Trong ngăn đó cũng có túi giấy. Có thể sử dụng túi này để nôn nếu bị say máy bay. Nôn xong phải vứt túi này vào toilet của máy bay

8.Khi máy bay cất cánh rồi, có thể bỏ dây an toàn ra và có thể đi lại bình thường trên máy bay

9.Nếu cảm thấy lạnh, cứ hỏi tiếp viên mượn một cái chăn mỏng để đắp

10 Gần hạ cánh, sẽ phải khai vào tờ khai hải quan do tiếp viên đưa. Khai xong, kẹp luôn vào hộ chiếu để làm thủ tục nhập cảnh

11.Nếu cần bất cứ sự trợ giúp nào hoặc nếu chưa rõ về bất cứ điều gì cứ hỏi tiếp viên

12.Trước khi đi cũng nên kiểm tra thông tin về thời tiết ở nước đến để mang quần áo và đồ dùng cho phù hợp

13.Khi đi NN tốt nhất không nên đeo nữ trang

14.Vì không được mang chất lỏng trước khi vào khu vực cách ly trong sân bay, trước khi làm thủ tục xuất cảnh, phải chuẩn bị nước uống trước cho đỡ khát. Vào đến khu vực cách ly, ở một số nước có lắp đạt thiết bị cung cấp nước uống công cộng nên cũng không lo bị khát

15.Trước khi lên máy bay, nên vào toilet giải quyết mọi nhu cầu để đỡ phải sử dụng toilet trên máy bay

16.Khi máy bay hạ cánh phải thắt dây an toàn. Ra khỏi máy bay, lại đưa hộ chiếu và tờ khai hải quan cho nhân viên hải quan để làm thủ tục nhập cảnh. Làm xong thủ tục nhập cảnh thì ra khu vực lấy hành lý gửi.

17.Khi vào đến nước bạn, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp nước bạn, không được khai báo dối trá bất cứ điều gì. Khi ra đường, lưu ý tuân chấp hành luật lệ giao thông, không thể đi bừa như ở Việt Nam được vì người dân các nước rất tuân thủ nghiêm ngặt luật lệ giao thông, tốc độ của các phương tiện cũng rất nhanh, nếu không đi đúng rất dễ xảy ra tai nạn. Không được vứt rác bừa bãi ngoài đường. Cảm ơn là câu nói lịch sự đương nhiên cần dùng trong giao tiếp.

18.Khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh ở sân bay hay làm bất cứ việc gì ở nơi công cộng trong nước bạn mà gặp lúc đông người, phải chờ đợi thì cần phải xếp hàng nghiêm túc, chờ đến lượt mình (không được chen lấn, xô đẩy như ở VN). Lưu ý không được vượt qua vạch vôi đỏ (kẻ ở dưới chân) ngăn cách khu vực làm thủ tục và dòng người xếp hàng khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh ở sân bay.

19.Khi đến khách sạn ở, nên xin ngay lễ tân khách sạn 1 bản đồ của thành phố đó và card của khách sạn. Giữ bản đồ và card thường trực trong túi xách để nếu có bị lạc thì còn hỏi được đường về khách sạn

20.Trong trường hợp khẩn cấp, phải liên hệ ngay với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó để được giúp đỡ.