Trips-CheapTrips-Cheap

By signing up, I agree to TripsCheap's Terms of Service, Privacy Policy, Guest Refund Policy, and Host Guarantee Terms

Already a member?

Trips-CheapTrips-Cheap
Forgot password?

Don't have an account?

Cẩm nang du lịch Hà Nội

  • Quốc gia: Việt Nam
  • Diện tích: 3.328,9 km²
  • Vùng:  Bắc Bộ
  • Phân chia hành chính: 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã
  • Tọa độ: 21°01′42″B 105°51′12″Đ
  • Dân số (2015): 7.300.000 người


  • "Ngủ đi em mơ Hà nội đầu đông
    Đường Nguyễn Du vẫn thơm nồng hoa sữa
    Bước chân mùa đông ngập ngừng trước cửa
    Mái ngói màu trời ru phố cũ xô nghiêng..."

    author-image

  • Hà Nội mùa nào cũng đẹp, nhưng lãng mạn nhất là mùa Thu.

    author-image


  • Tôi yêu HN và cảm mến m người đã lưu lại n hình ảnh của HN xưa - một thời thanh bình mơ mộng.

    author-image

Khái quát về Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của rất nhiều vương triều Việt cổ. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kì. Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2 sau đợt mở rộng hành chính năm 2008, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.300.000 người (2015). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

Thành phố Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến với những di tích cổ xưa, cuộc sống yên bình. Nếu đã một lần du lịch Hà Nội, chắc chắn bạn không thể nào quên không khí đặc trưng nơi đây, với Hồ Gươm, Hồ Tây, những quán cafe trầm mặc, những con đường nhỏ và những gánh hàng rong.

Phương tiện đi đến Hà Nội

  • Xe khách:

– Từ Tp. Hồ Chí Minh, bạn có thể đi xe khách đến Hà Nội với thời gian di chuyển hơn 41 tiếng qua đoạn đường 1983km. Bạn có thể đặt vé xe của các hãng xe chạy đường dài như: xe Hoàng Long, xe An Bình, xe Mai Lunh, xe Phượng Hoàng, xe Thu Khuyên, xe Phương Tuấn, Xe Ngọc Lễ, xe Hiền Phương,…Địa chỉ liên hệ đặt vé Bến xe Miền Đông, 292 Đinh Bộ Lĩnh, Q. Bình Thạnh.

– Từ Nha Trang, bạn có thể dùng dịch vụ vận chuẩn của xe Hoàng Long để đi Hà Nội. Thời gian di chuyển khoảng 39 tiếng với chặng đường 1407km.

– Từ Đà Nẵng, bạn có thể đi xe khách đến Hà Nội với thời gian di chuyển trên 15 tiếng, qua đoạn đường dài 900km. Bạn có thể đặt vé xe Hoàng Long – 161 Tôn Đức Thắng, Cẩm Lệ, Đà Nẵng; xe Phương Trang, Tùng Vy, Danatraco, Quang Vinh, Tuấn Nam, Đại Phát, Thanh Sơn – Bến xe Đà Nẵng, 201 Tôn Đức Thắng, Thanh Khê.

  • Xe máy:

Nếu bạn cứng tay lái và thường xuyên đi xa bằng xe máy thì có thể thực hiện một chuyến phiêu lưu đến Hà Nội bằng xe máy. Trên đường đi bạn có thể tự do ngắm cảnh và dừng chân ở những điểm đến mình yêu thích như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế,...

  • Tàu lửa:

Bạn có thể mua vé tàu lửa từ Tp. Hồ Chí Minh đến Hà Nội. Điểm mua vé có thể là Ga Sài Gòn – 01 Nguyễn Thông, Q.3 hoặc các đại lý vé tằm nằm ở trung tâm thành phố. Thời gian di chuyển Tp. HCM – Hà Nội mất hơn 2 ngày.

  • Máy bay:

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian về việc di chuyển, bạn có thể đặt vé máy bay đi Hà Nội tại các đại lý bán vé máy bay hoặc ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất – ga Cuốc nội. Các hàng hàng không trong nước như Vietnam Airlines, Jestar, Vietjet Air đều có chuyến bay theo lộ trình này. Thời gian bay của mỗi chuyến bay đi Hà Nội thường mất 2 tiếng và từ sân bay Nội Bài bạn có thể sẽ mất thêm tứ 45 phút để đến trung tâm Hà Nội.

Phương tiện đi lại ở Hà Nội

 1. Xích lô:

Để tham quan phố cổ Hà Nội với 36 phố phường, xích lô sẽ là phương tiện đi lại phù hợp nhất. Bạn có thể thuê xe rất dễ dàng vì xích lô rất sẵn, chi phí rẻ và hành trình tham quan khá thú vị. Gần các khách sạn, các chợ,…đều có xích lô đứng chờ khách, nên nếu bạn muốn sử dụng phương tiện này thì chỉ cần quan sát quanh khu vực mình đứng, sẽ gặp xích lô để thuê.

2. Xe bus:

Cũng như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội có các tuyến xe bus khá dày đặc. Bạn có thể đón xe bus theo các lộ trình mà mình muốn đi ở các trạm xe bus trong thành phố. Các trạm xuất phát chính có trạm ở bến xe Mỹ Đình, cách 15 phút sẽ có 1 chuyến; trạm xe Cầu Long Biên có xe 15 va 47 đi Sóc Sơn, Phủ Thành Chương, Làng gốm Bát Tràng, cách 10 phút có 1 chuyến hoặc bến xe Yên Nghĩa cách 15 đến 30 phút lại có 1 chuyến.

3. Xe máy:

Nếu bạn muốn trải nghiệm việc tham quan Hà Nội bằng xe gắn máy, bạn có thể thuê xe tại khách sạn nơi mình lưu trú hoặc các công ty cho thuê xe, các công ty lữ hành trong địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, mật độ xe máy ở Hà Nội có rất nhiều điểm khá dày đặc nhất là vào giờ cao điểm, bạn sẽ phải rất kiên nhẫn vì tốc độ di chuyển chậm.

4. Xe taxi:

Nếu bạn muốn sử dụng taxi làm phương tiện đi lại trong trung tâm hoặc các vùng ngoại thành, bạn có thể sử dụng dịch vụ của các hãng taxi tại Hà Nội như: Taxi Hà Nội – Tel: 04 38535353, Taxi Hanoi Tourist – Tel: 04 38565656, Taxi Việt Thanh – Tel: 04 3563 6666, Taxi Thăng Long – Tel: 04 39717171, Taxi Airport – Tel: 04 38733333, Taxi Mai Linh – Tel: 04 38222666, Taxi Tây Hồ – Tel: 04 38454545 và nhiều hãng khác.

 5. Xe điện

Bạn có thể thuê xe điện du lịch trong phố cổ và xung quanh hồ Gươm.

Những điểm tham quan du lịch chính

  • Hồ Hoàn Kiếm:

Đẹp như một lẵng hoa giữa lòng thành phố, hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay. Ba con phố này dài khoảng 1.800m. Mặt nước hồ là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.

Rùa là một trong bốn vật linh (Long, ly, quy, phượng) trong tâm thức văn hoá dân gian. Giống rùa quý này vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hằng năm có đôi lần nhô lên mặt nước. Thật hạnh phúc cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi trên mặt hồ.Trong hồ có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía bắc hồ, gần bờ đông, có cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo. Đảo Rùa nhỏ hơn, trên có ngọn tháp cổ ở phía nam hồ, giữa bốn bề lung linh bóng nước.Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa:

- Mùa xuân đậm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa đào.

 -Mùa hạ ùa ra từng cơn gió lồng lộng, quạt đi cái oi bức của phố phường râm ran tiếng ve.

- Mùa thu với màn sương huyền ảo, dáng liễu mơ hồ như thực, như hư.

- Mùa đông, lá vàng trải thảm, những giọt mưa phùn bay lất phất mang theo hơi lạnh

hồ gươm

Hồ Gươm

  • Đền Ngọc Sơn:

Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến thời Trần đổi thành Ngọc Sơn. Truyền thuyết kể rằng, ở gò trong hồ đá, có các tiên nữ thường về đây múa hát. Thời vua Lê, Chúa Trịnh xây cung Khánh Thụy ở Ngọc Sơn làm nơi vui chơi. Cuối thời Lê, xây chùa Ngọc Sơn thờ Phật.

Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

  • Tháp Hòa Phong:

Tháp đứng trên vỉa hè bên phía hồ Hoàn Kiếm đối diện với Trung tâm Ngoại vụ Bưu điện Hà Nội qua trục đường Đinh Tiên Hoàng

Đây là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, còn gọi là chùa Quan Thượng, một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng một thời. Nguyên là vào giữa thế kỷ XIX ở chỗ này và toàn thể khu vực trung tâm Bưu điện có một ngôi chùa lớn. Khuôn viên hình tám cạnh gồm hai chục nếp nhà, nhà thờ Phật, nhà thờ Mẫu, nhà in Kinh, nhà cho các sư ở, cả thảy trên một trăm gian, bên trong trang trí.

  • Chùa Một Cột: 

Là một cụm kiến trúc gồm ngôi chùa và tòa đài xây dựng giữa hồ vuông. Cả cụm có tên là đài Liên Hoa. Đài này lâu nay quen gọi là chùa Một Cột, hình vuông, mỗi bề 3m, mái cong, dựng trên cột đá hình trụ. Cột có đường kính 1,20m; cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi đài dựng bên trên khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng trên khu ao hình vuông có lan can bằng gạch bao quanh. Từ bên ngoài có lối nhỏ bằng gạch đi qua ao đến một chiếc thang xinh xắn dẫn lên Phật đài. Trên cửa Phật đài có biển đề "Liên Hoa đài" (Đài hoa sen) ghi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây chùa.

Chùa Một Cột

  • Thành cổ Hà Nội:

Thành cổ xưa nằm trong một khuôn viên khá rộng, phía tây giáp phường Hoàng Diệu, phía đông giáp đường Nguyễn Tri Phương, phía nam giáp đường Trần Phú, phía bắc giới hạn bởi phố Phan Đình Phùng, thuộc quận Ba Đình.

Năm công trình kiến trúc cổ còn sót lại sau khi Pháp phá thành Hà nội, tính từ phía nam lên bắc gồm các hạng mục sau: Cột cờ, cửa Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu và cửa chính Bắc Môn. Năm điểm di tích trên tuy quy mô kiến trúc không lớn, song cùng với những di tích còn nằm lại dưới lòng đất minh chứng về một trung tâm chính trị, kinh đô của đất nước suốt gần nghìn năm lịch sử.

  • Cột cờ:

Cột cờ là một trong những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành cổ Hà Nội còn nguyên vẹn.Cột cờ nằm trong khuôn viên Bảo tàng Quân đội, đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Xây dựng năm 1812 dưới triều vua Gia Long, cột cờ gồm ba tầng bệ, thân cột và hệ thống cầu thang xoáy bên trong. Ba tầng dưới là ba khối vuông xây chồng lên nhau từ to đến nhỏ, trên cùng là thân cột cao chừng 20 m, hình lục lăng, có trổ các cửa hoa nhỏ để tạo không khí và ánh sáng cho bên trong. Đỉnh cột hình bát giác, có trụ để cắm cờ, trèo lên đỉnh cao nhất sẽ bao quát được toàn bộ khu vực xung quanh.

  • Hồ Trúc Bạch:

Hồ Trúc Bạch cách Hồ Tây bởi con đường Thanh Niên. Đường Thanh Niên có từ năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi hồ được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay.

Hồ Trúc Bạch cùng với công viên Lý Tự Trọng và Hồ Tây tạo thành một tổng thể thiên nhiên hài hoà, làm thành một thắng cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.

  • Phủ chủ tịch:

Phủ Chủ tịch là toà nhà bốn tầng nhìn ra đường Hùng Vương, được xây dựng năm 1901. Thời Pháp thuộc, đây là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (có tên là Phủ Toàn quyền). Hiện nay, địa điểm này là nơi các vị đứng đầu Nhà nước ta tiếp đón các đoàn khách quan trọng nước ngoài và là nơi để các đại sứ các nước đến trình quốc thư.

Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì nhiều cuộc họp Hội đồng Chính phủ.

  • Quảng trường Ba Đình:

Hà Nội là trái tim của nước Việt Nam, Quảng trường Ba Đình là trái tim của Hà Nội. Tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và cả nước. Ngày trước, đây vốn là khu vực cửa tây của thành Hà Nội cổ. Thực dân Pháp phá thành làm một vườn hoa nhỏ gọi là điểm tròn Puy-gi-ni-nơ. Năm 1945 mới có tên là vườn hoa Ba Đình. Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở tỉnh Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 -1886 đến tháng 1-1887.

24QTBadinh02

Quảng trường Ba Đình

Ngày nay, mặt chính của quảng trường là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước lăng là khoảng không gian rộng lớn với 320m chiều dài và 100m chiều rộng, đủ chỗ cho 200 nghìn người dự mít tinh. Quảng trường có 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi. Chính giữa là cột cờ. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng liêng của thủ đô Hà Nội.

  • Nhà sàn Bác Hồ:

Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời.

Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền nam gửi biếu Bác năm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vân Du, Xã Đoài; quýt Hương Cần, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; song mai Đông Mỹ; hồng Tiên Điền (quê hương nhà thơ Nguyễn Du)..

  •  Nhà hát lớn:

Nhà hát lớn Hà Nội là công trình văn hoá vào bậc nhất nước ta được xây dựng vào năm 1902 và khánh thành năm 1911.

Tổng diện tích nhà hát là 2600m2. Nội thất hiện đại, thoả mãn các yêu cầu biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật, các hoạt động văn hoá lớn trong và ngoài nước. Nhà hát đã được tu bổ, nâng cấp và hoạt động rất hiệu quả với phương châm: mở rộng giao lưu quốc tế và giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá dân tộc. Tại đây, luôn luôn diễn ra những sự kiện văn hoá lớn của thủ đô và đất nước, các buổi tiếp khách quan trọng, các cuộc mít tinh, hội thảo, giao lưu văn hoá.

nha hat lon Ha Noi

Nhà hát lớn Hà Nội

  • Khu phố cổ Hà Nội:

Nơi đây, xưa là các phường hội thủ công. Mỗi phố mang tên một hàng hoá: Hàng Nón, Hàng Chiếu.. Khu phố cổ còn giữ được dáng vẻ kiến trúc của dân tộc Việt Nam và châu Á - tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo - nhà cửa san sát, phố xá tấp nập

Hà Nội xưa phân chia thành hai khu vực rõ rệt: khu thành cấm dành cho vua chúa, quan lại và khu buôn bán dành cho dân chúng - chính là khu phố cổ ngày nay. Thời trước, khu phố cổ được hình thành từ một mạng lưới giao thông đường sông với hệ thống kênh rạch tạo bởi các nhánh của sông Hồng và sông Tô Lịch. Những thợ thủ công lành nghề được triều đình tuyển chọn đã lập ra các làng nghề ngay gần khu vực các cổng hoàng thành. Thế kỷ XI, đây đã trở thành một khu phố buôn bán sầm uất với những phường thợ tách biệt chuyên làm một loại mặt hàng. Chính vì vậy, đến ngày nay, thành phố vẫn thường được gọi là Hà Nội - 36 phố phường

Phố cổ thực sự là khu vực rất hấp dẫn để du khách khám phá. Những ngôi nhà “ống” trong khu vực này là những ngôi nhà bề ngang hẹp và kéo dài về phía sau. Để thấy độ sâu của chúng, có thể xuôi theo những ngõ hẻm giữa các tòa nhà hoặc thăm một trong những cửa hàng trên phố Hàng Gai.

  • Ô Quan Chưởng:

Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của toà thành Thăng Long cũ xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay.

Hiện cửa ô còn nguyên cửa chính và hai cửa con hai bên, trên tường cửa chính có gắn một tấm đá đặt năm 1882 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô. Bên trên cửa lớn có ba chữ Hán "Đông Hà Môn" tức là cửa ô Đông Hà, tên gọi một phường thời Lê bao gồm khu vực Hàng Chiếu, Thanh Hà, Đào Duy Từ. Cửa ô còn có tên gọi khác là Ô Quan Chưởng.

  • Hồ Tây:

Hồ Tây, mặt gương của Hà Nội, có diện tích rộng hơn 500 ha với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Đường vòng quanh hồ dài tới 17km. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại sau khi sông đã đổi dòng... Có thể do sông hồ biến đổi như vậy mà đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ. Ví như theo truyện "Hồ Tinh" thì có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo, vì truyện kể là có một con cáo chín đuôi ẩn nấp nơi đây làm hại dân. Long Quân mới dâng nước lên phá hang cáo, hang sập thành ra hồ.

Nếu làm một cuộc đi dạo quanh hồ thì đồng thời cũng được thăm khá nhiều di tích và thắng cảnh. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện Thanh Quan" với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; làng Nhật Tân nguồn hoa đào mỗi độ xuân về. Cùng với hồ Trúc Bạch, Hồ Tây làm giàu thêm chất thơ ở nội thành Hà Nội đồng thời cũng làm giàu cho Hà Nội về kinh tế, vì đó là những vựa cá đem lại nguồn thu lớn.

Ho Tay 1

Hồ Tây

  • Đền Kim Liên:

Đền Kim Liên là một trấn ở phía nam thành Thăng Long, cùng với đền Quán Thánh trấn phía bắc (còn gọi là Trấn Vũ), đền Bạch Mã ở phía đông, đền Voi Phục phía tây (còn gọi là Thủ Lệ, Linh Lang) họp thành Thăng Long tứ trấn tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ.Đền trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đình thờ thần Cao Sơn.

  • Đền Voi Phục:

Sở dĩ gọi là đền Voi Phục vì tại cửa đền có đắp hai con voi quỳ ngay ở cổng đi vào. Đền còn có tên là đền Thủ Lệ; Linh Lang do thờ thần Linh Lang đại vương. Đền nằm phía tây kinh thành Thăng Long cũ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Đường vào đền có nhiều cây cổ thụ, đền được xây cạnh hồ Thủ Lệ, có khuôn viên rộng rãi, cây cối xanh um tùm nên được coi là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.

  • Tháp Hòa Phong:

Tháp đứng trên vỉa hè bên phía hồ Hoàn Kiếm đối diện với Trung tâm Ngoại vụ Bưu điện Hà Nội qua trục đường Đinh Tiên Hoàng

Đây là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, còn gọi là chùa Quan Thượng, một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng một thời. Nguyên là vào giữa thế kỷ XIX ở chỗ này và toàn thể khu vực trung tâm Bưu điện có một ngôi chùa lớn. Khuôn viên hình tám cạnh gồm hai chục nếp nhà, nhà thờ Phật, nhà thờ Mẫu, nhà in Kinh, nhà cho các sư ở, cả thảy trên một trăm gian, bên trong trang trí.

  • Đền Quán Thánh:

Đền hiện ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, đời Lê thuộc đất phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam Hồ Tây. Đền được lập từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (năm 1010). Đằng sau đền lại đắp hòn núi non bộ trong một bể con và dựng một đền nhỏ gọi là Vũ Đương Sơn. Sửa chữa xong, có dựng bia do tiến sĩ Lê Hy Vĩnh soạn. Đền hiện nay có sáu bia, kiến trúc, trang trí của đền hiện nay mang phong cách thời Nguyễn.

  • Đền Bạch Mã:

Đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ tức Bạch Mã, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long. Lễ hội đền hằng năm vào tháng hai âm lịch, trước đây có tổ chức lễ đánh trâu rước xuân.

  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám:

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường học cổ của kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Văn Miếu không những là một di tích lịch sử - văn hoá cổ kính, mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội.

Một sân rộng, hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu, vốn dùng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái, kiến trúc đẹp và hoành tráng.Ngày nay, thành phố Hà Nội đã lập tại đây "Trung tâm hoạt động văn hoá - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám" để phát huy tác dụng của di tích.

Nhà thờ lớn Hà Nội:

Công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội. Quang cảnh thoáng đãng và dễ chịu khiến nơi đây là điểm đến thu hút của giới trẻ Hà Nội cũng như những người du lịch Hà Nội. Buối sáng ngồi café vỉa hè đặc trưng khoan khoái hưởng thụ cái thời tiết se lạnh của tiết trời Hà Nội. Đến tối cùng tụ họp bạn bè chuyện phiếm bên ly trà chanh.

Nhà thờ lớn

Nhà thờ lớn Hà Nội

Phở Hà Nội

Món ăn ngon tại Hà Nội

Ẩm thực Hà Nội luôn hấp dẫn với những món ăn đậm chất riêng.

Một số món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội:

  • Phở:

Phở là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Phở gánh Hàng Trống là một quán gánh nhỏ trên vỉa, khách tới ăn không có bàn mà chỉ ngòi trên những chiếc ghế nhỏ, mỗi người một tô phở ngon lành. Điều đặc biệt là hàng phở này chỉ bán buổi chiều, từ rất lâu năm và giá vẫn không thể thay đổi là 15.000đ. Hàng phở bò nổi tiếng ngon miệng là Phở Lý Quốc Sư. Còn nếu muốn ăn phở gà, bạn hãy tới hàng phở gà nằm trên phố Quan Thánh. Lạ miệng với món phở trộn chua chua ngọt ngọt tại Phở Hạnh phố Lãn Ông hoặc hàng phở nằm trên phố Lương Văn Can. Phở áp chảo trên phố Bát Đàn. Nếu đến Hà Nội mà bạn không thưởng thức món Phở có nghĩa là bạn chưa hề đặt chân tới đây.

  • Chả cá Lã Vọng

Cá được chiên trên một chảo dầu nhỏ, mỗi bàn ăn sẽ có một bếp than hoa nho nhỏ cùng chảo cá đặt bên trên. Cá ăn kèm với bánh đa nướng, bún rỗi, cùng với đó là lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi tra thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Món ăn đậm vị ngọt bùi, beo béo.

Chả cá Lã Vọng

  • Bún chả:

Miếng chả nhỏ xinh được nướng hơi cháy xém có vị thơm nồng của gia vị tẩm ướp, ăn với nước mắn chua ngọt với dấm, tỏi, ớt, hạt tiêu thơm lừng trộn cùng đu đủ xanh cắt thành từng miếng nhỏ. Kèm theo đó là bún sợi thanh thanh mát mát và các loại rau sống khác, đặc biệt ăn bún chả không thể thiếu rau tía tô.

  • Bún thang:

Là món ăn chứa đựng nét tinh túy của ẩm thực Hà Thành. Bún thang bao gồm rất nhiều những nguyên liệu như thịt gà xé phay, trứng gà chiên, giò lụa thái sợi nhỏ…Nước dùng phải là loại nước được xinh từ xương heo và tôm he, một nồi nước dùng ngon phải thật trong và thơm nhè nhè, không thể bỏ qua một chút gia vị dậy mùi là mắm tôm.

  • Bánh cốm:

Bánh cốm ngon nhất bán tại hàng Nguyên Ninh, ngôi nhà số 11 Hàng Than. Cho tới nay hàng bánh cốm Nguyên Ninh vẫn còn bán bánh cốm với phương thức làm bánh thủ công từ xa xưa. Những chiếc bánh cốm với màu xanh tươi mới,vỏ mỏng nhẹ thậm chí bạn có thể nhìn thấy lớp nhân đầu xanh màu vàng vàng bên trong. Mùi cốm thơm lừng hòa quyện với mùi thơm ngầy ngậy của dừa và đậu xanh, ngửi thôi đã mê mẩn.

  • Bánh cuốn:

Người Hà Nội thường thích những món ăn thanh nhã, ít dầu mỡ bánh cuốn chính là một món ăn ngon đặc trưng của đất Hà Thành. Gạo để tráng bánh phải được lựa chọn rất kỹ sau đó xay thành bột pha với nước rồi tráng trên bếp những lớp bánh mỏng dính. Bà chủ quán nhanh tay lấy hớt lớp bánh còn nóng ra đĩa sau đó rắc thịt heo được rang với nấm hương rồi cuộn lại cuối cùng rắc một lớp ruốc tôm lên trên. Ăn kèm với nước mắm với cà cuống và chả quế.

  • Bún đậu mắm tôm:

Dường như đã trở thành món ăn mà bất cứ khách du lịch Hà Nội nào cũng muốn một lần được nếm thử. Bún đậu mắm tôm ăn vào mùa nào cũng hợp , món ăn chiều lòng tất cả mọi người. Đậu rán khi ăn phải nóng được cắt thành từng miếng trắng béo ngậy vị đậu tương vàng óng với lớp chiên bên ngoài. Quan trọng nhất chính là mắm tôm, mắm tôm ngon là khi vắt quất vào đánh lên phải bông, rưới thêm chút mỡ nóng chấm với đậu và bún rối thực không còn gì sánh bằng.

Bún đậu mắm tôm 1

Bún đậu mắm tôm

Mua gì làm quà ở Phú Yên

Hà Nội là vùng đất ngàn năm văn hiến, một trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam. Là vùng đất cổ xưa nên cũng lưu truyền rất nhiều văn hóa lễ hội, món ăn tinh thần để nhân dân ta nhớ nhớ lại truyền thống hào hùng, anh dũng của dân tộc, địa điểm du lịch

Các lễ hội tiêu biểu của Hà Nội như: Lễ hội đền Cổ Loa, lễ hội Đống Đa, hội Lệ Mật, lễ hội Phù Đổng, hội thổi cơm thi Thị Cấm, lễ hội đền Đồng Nhân...

Các làng nghề nổi tiếng quanh Hà Nội, trong đó phải kể đến: Làng Gốm Bát Tràng, Làng lụa Vạn Phúc, Làng Nón Chuông, đây là 3 làng nghề rat thú vị và bổ ích khi đi thăm quan.

Trên là một số kinh nghiệm du lịch Hà Nội  mà Tripscheap xin chia sẻ cho du khách. Chúc các bạn có một chuyến đi Hà Nội  vui vẻ và hạnh phúc. Hãy đến với Tripscheap để có được những giây phút thư giãn và vui chơi thỏa thích ở khắp mọi miền đất nước với chi phí cực kì  ưu đãi nhé!!

Sort results by:

0 reviews

Khách sạn Hà Nội A1 là một khách sạn nằm trên con phố Cầu Gỗ, trung tâm buôn bán lâu đời sầm uất nhất trong khu phố cổ Hà Nội...

avg/night SELECT

Khách sạn Aquarius Legend là một trong những cửa hàng khách sạn ba sao nổi tiếng nhất tại Hà Nội. Tọa lạc tại trung tâm của lịch sử quyến rũ, mua sắm, ăn uống phố cổ.

avg/night SELECT

Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 0,1 km và bạn có thể đến sân bay trong vòng 45 phút. Với vị trí thuận lợi, khách sạn dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố.

avg/night SELECT

Khách sạn Aquarius Legend là một trong những cửa hàng khách sạn ba sao nổi tiếng nhất tại Hà Nội. Tọa lạc tại trung tâm của lịch sử quyến rũ, mua sắm, ăn uống phố cổ.

avg/night SELECT
0 reviews

Tọa lạc tại ngay trung tâm thủ đô, khách sạn Hà Nội Daewoo là một trong những khách sạn 5 sao với thiết kế sang trọng, hiện đại và tầm nhìn bao quát toàn cảnh thành phố.

avg/night SELECT
0 reviews

Khách sạn Hilton Hanoi Opera nhận giải thưởng "Khách sạn kinh doanh tốt nhất tại Hà Nội 2010" và được bình chọn là "Khách sạn hàng đầu Việt Nam trong năm năm liên tiếp"

avg/night SELECT

InterContinental Hanoi Westlake là sự kết hợp hoàn hảo giữa khung cảnh thanh bình của Hồ Tây với thiết kế kiến trúc tinh tế và nét văn hóa dịch vụ truyền thống của người Việt.

avg/night SELECT
0 reviews

Khách sạn Lenid Thợ Nhuộm là một thương hiệu mới của chúng tôi, chính khai trương vào ngày 26/4/2016 với quy mô 3.5 sao, nằm ở vị trí vô cùng tiện lợi - ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội.

avg/night1.010.000đ SELECT
0 reviews

Khách sạn Lotte Hà Nội là sự kết nối và tổng hoà giữa khu phố cổ Hà Nội giàu truyền thống và khu đô thị mới đang ngày một phát triển với tương lai tươi sáng.

avg/night SELECT
0 reviews

Tọa lạc tại quận trung tâm thủ đô, quý khách chỉ mất 5 phút để di chuyển từ khách sạn tới khu trung tâm và khoảng 40 phút đến sân bay quốc tế Nội Bài.

avg/night SELECT

Khách sạn Mường Thanh Hà Nội Centre được hình thành từ ý tưởng Hà Nội ngập trong sắc nắng thu vàng, sự trầm lặng nơi từng góc nhỏ của mỗi con phố.

avg/night1.150.000đ SELECT
0 reviews

Nằm gần với các cơ quan chính phủ, văn phòng ngoại giao, văn phòng thương mại và chỉ 10 phút lái xe đến khu Phố cổ Hà Nội, vị trí của Pullman Hanoi sẽ giúp du khách dễ dàng khám phá vẻ đẹp của thành phố.

avg/night SELECT
0 reviews

273 phòng cao cấp của khách sạn đều có tầm nhìn tuyệt đẹp hướng ra hồ Tây, hồ Trúc Bạch hoặc sông Hồng. Nội thất được thiết kế sang trọng, hòa quyện giữa nét duyên dáng Á Đông và sự lịch lãm phong cách Pháp.

avg/night SELECT