Khái quát về TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay vẫn được gọi phổ biến với tên cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam xét về quy mô dân số và mức độ đô thị hóa, đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những nền văn hóa, giáo dục quan trọng của quốc gia. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh cùng với thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.
Du khách đi du lịch Việt Nam ai cũng muốn tới Thành phố Hồ Chí Minh để chiêm ngưỡng một vùng kinh tế năng động, đa dạng về lịch sử văn hóa truyền thống v hịa mình vo thin nhin tươi đẹp của nơi này. Cái ấn tượng đầu tiên để lại cho du khách khi đến với thành phố 300 tuổi đó là sự náo nhiệt, trẻ trung, năng động. Những tòa nhà cao ốc sang trọng trong trung tâm thành phố, những khu chợ sầm uất, phố xá với cửa hiệu, quán ăn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí mở cửa phục vụ đến khuya. Thành phố được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, hiện nay là một trung tâm du lịch lớn nhất nước ta.
Phương tiện đi đến TPHCM
- Bằng tàu:
Nếu đi từ Hà Nội bằng tàu hỏa, bạn có thể mua vé tại ga Hà Nội với nhiều loại vé như ghế mềm, ghế cứng, giường nằm... Chuyến tàu Thống Nhất chạy nhanh nhất giữa Hà Nội - Sài Gòn là 30 tiếng.
- Oto:
Nếu đi bằng ôtô, bạn có thể mua vé tại các bến xe với các hãng xe như Mai Linh, Hoàng Long... Giá vé từ khoảng 900.000 đồng xe giường nằm (đã bao gồm thức ăn và nước uống trong suốt hành trình). Thời gian di chuyển dao động từ hơn 30 tiếng đến hơn 40 tiếng đồng hồ tùy nhà xe.
- Tàu hoả:
Máy bay là một lựa chọn tốt cho bạn khi không có nhiều thời gian. Chỉ mất khoảng 1h50 phút từ Hà Nội là bạn có thể đến Sài Gòn. Giá vé máy bay cũng không quá cao, nếu có kế hoạch đi nghỉ từ lâu, bạn hoàn toàn có thể mua được vè giá rẻ chỉ vào khoảng 1.500.000 đồng khứ hồi.
Những địa điểm nổi tiếng của TPHCM
- Bến Bạch Đằng
Bến Bạch Đằng gồm bến cảng và công viên Bạch Đằng nằm bên bờ sông Sài Gòn từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị của người dân thành phố và khách du lịch khi đến thăm Tp. Hồ Chí Minh.
Bến Bạch Đằng năm ngay trung tâm Quận 1 của thành phố. Bên kia đường Tôn Đức Thắng, tượng đài Trần Hưng Đạo đứng sừng sững, uy phong chỉ tay về phía bến Bạch Đằng, được người dân thành phố xây dựng nhằm nhắc nhớ về chiến tích hào hùng của quân dân Đại Việt với trận Bạch Đằng giang năm xưa đánh bại quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 (năm 1288).
- Nhà thờ Đức Bà
Trải qua hơn 100 năm và qua 3 thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica) vẫn đẹp lộng lẫy, tráng lệ và uy nghiêm; được coi là một tuyệt tác kiến trúc đô thị Sài Gòn. Đây là một công trình nhà thờ Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung rất đặc sắc, có quy mô thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam. Nhà thờ Đức Bà là một công trình tiêu biểu tạo nên bộ mặt kiến trúc đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh
Nhà hát Opera thành phố Hồ Chí Minh còn được gọi là Nhà hát thành phố là một cấu trúc tuyệt đẹp làm tăng thêm vẻ duyên dáng và thanh lịch sang trọng cho trung tâm thành phố Sài Gòn.
Nằm ở cuối đường Lê Lợi, Nhà hát được xây dựng vào năm 1897 tận dụng phong cách kiến trúc tân cổ điển. Các nguồn cảm hứng cho các thiết kế ban đầu đến từ các Garnier Opera (các Paris Opera House) và Palais Petit (Little Palace) trong Paris. Nó là một biểu hiện nhỏ của Nhà hát lớn Hà Nội. Nhà hát ba-câu chuyện có sức chứa 1800 người.
- Chợ Bến Thành
Những năm gần đây chợ Bến Thành trở thành một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi du lịch đến TP Hồ Chí Minh. Du khách đến chợ không chỉ đơn thuần để mua hàng hóa hay quà lưu niệm mà còn tìm thấy ở đó những hình ảnh riêng, những đặc trưng thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của cư dân thành phố.
Chợ Bến Thành có từ trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này, ngôi chợ ban đầu nằm ven sông Bến Nghé cận thành Quy (thành Gia Định) nên có tên là Bến Thành. Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí hiện nay. Chợ được khởi công vào năm 1912 cho đến cuối tháng 3-1914 mới hoàn chỉnh và hoạt động kể từ đó cho đến nay.
- Dinh Độc Lập
Nếu ai đã đến trung tâm Sài Gòn, hãy một lần ghé thăm dinh Độc Lập, hay còn gọi là dinh Thống Nhất một công trình tọa lạc trên mảnh đất rộng 15ha ngay giữa trung tâm thành phố. Công trình in đậm dấu ấn thời gian và lịch sửa nhưng cũng rất nên thơ và lãng mạn…. Sau khi chiếm đóng được luc tỉnh Nam Kỳ, ngày 23/02/1868 viên thống đốc Nam Kỳ đã cho xây dựng Dinh Thống Đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn. Ngày nay toà nhà nằm ở cuối đường Lê Duẩn, trong khuôn viên rộng 12ha được bao bọc bởi bốn trục đường Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Du và Huyền Trân Công Chúa, thuộc địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của nước nhà.
- Bến Nhà Rồng
Nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Tất Thành trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng 8, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.
Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.- Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm)
Là một đường hầm vượt qua sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đường hầm có sáu làn xe ô tô, được dìm dưới lòng sông Sài Gòn (có ngầm đáy song. Công trình được đánh giá là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á.
- Cầu Ánh Sao
Gọi là cầu Ánh Sao vì dưới những bước chân của bạn là những ánh đèn chiếu ngược lên, như những ánh sao khi bạn đi dạo trên cây cầu này, hai bên hông cầu ánh sáng bảy màu liên tục thay đổi. Trên mặt sàn và dưới đáy gầm cầu được thắp sáng bằng đèn LED màu. Đặc biệt, hệ thống chiếu sáng này được sử dụng bằng pin thu năng lượng mặt trời được lắp ở hông cầu.
Những ánh đèn uốn cong rực sáng, chiếc cầu Ánh sao như sợi chỉ đủ màu bắt ngang hai bờ. Cầu Ánh Sao không chỉ mang đến thuận lợi cho khách tham quan, mua sắm của 2 khu Hồ Bán Nguyệt và khu Kênh Đào mà còn hình thành một lối đi bộ dài khoảng 1.500m cho khách thư giãn, thưởng ngoạn cảnh đẹp của đô thị.
- Khu phố Tây
Khu phố Tây và Công viên 23/9, theo tìm hiểu, mỗi ngày phải có trên 2 ngàn người đến đây lưu trú, ăn uống, giải trí. Con số này trong dịp lễ hội có thể tăng gấp đôi. Ở con đường này bạn sẽ thấy vô vàn các loại hàng quán, đủ để phục vụ tất cả các nhu cầu của khách du lịch. Muốn ăn ư? Sẽ có đủ thứ từ bình dân đến cao cấp cho bạn chọn. Muốn giải khát ư? Hãy vào hẻm An Lạc hay ra ngã 3 Cống Quỳnh Bùi Viện hoặc quán bar “sang chảnh” ở đó chỉ có người Việt; hoặc dừng chân bên những quán vệ đường nơi một chai bia hay ly sinh tố có giá trên dưới 20 ngàn. Những cửa hàng hớt tóc gội đầu, giặt ủi đầy hai bên đường; siêu thị mini san sát mở cả ngày lẫn đêm...
- Phố người Hoa
Người Hoa sau khi chạy để tránh chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh (năm 1778) từ Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên... về đây đã lập ra Chợ Lớn. Người Hoa ở Chợ Lớn đa phần là người Quảng Đông và Triều Châu, ngoài ra có một số người Phúc Kiến, người Hẹ và Quảng Tây. Khu vực Chợ Lớn bao gồm quận 5, quận 6, quận 10 và quận 11. Trong 4 quận đó người Hoa tập trung đông đảo nhất tại quận 5, họ tập chung buôn bán trên các con đường như: Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông, Trang Tử... Nơi này trở thành một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam.
Những khu vực đó luôn mang đậm nét văn hóa Trung Hoa. Tại đây có nhiều quán ăn dựa theo cách chế biến mà họ mang theo khi sang Việt Nam định cư sinh sống. Các món ăn nổi tiếng ở đây là: bánh canh, hủ tiếu, sủi cảo, há cảo và đặc biệt là các món tiềm. Trước kia món tiềm chỉ lan truyền trong phạm vi gia đình, cộng đồng nhỏ lẻ nhưng nay đã phổ biến rộng rãi ra các hàng quán bày bán khắp nơi vùng Chợ Lớn...
- Địa đạo Củ Chi
Là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 70km về phía Tây bắc. Địa đạo là kỳ quan trải dài hơn 200km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện. Hệ thống này được bắt đầu xây dựng từ cuối những năm 1940 và được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam sử dụng để tấn công Sài Gòn trong dịp Tết Mậu Thân 1968... Để tránh những cuộc bố ráp, truy càn của Mỹ-Ngụy, chiến sĩ và nhân dân Củ Chi đã dựa vào hệ thống địa khiến giặc phải khiếp sợ và đặt tên nơi đây là "Mật khu nguy hiểm"...
- Đường Nguyễn Huệ quận 1
Đây là con đường thuộc khu vực trung tâm TP.HCM, hai bên đường có nhiều khách sạn, khu mua sắm cao cấp, một số căn đã tồn tại từ hàng trăm năm nay, mang dáng dấp kiến trúc châu Âu cổ điển. Đi thẳng đường Nguyễn Huệ theo hướng Đông Nam bạn sẽ đến con đường Tôn Đức Thắng ở ven sông Sài Gòn. Đặc biệt, mỗi dịp Tết Âm lịch hàng năm, đường Nguyễn Huệ trở nên vô cùng rực rỡ, nơi muôn hoa tụ hội về khoe sắc đón xuân. Đường hoa được trưng bày trong khoảng 7 – 10 ngày, thường từ 28 tháng chạp đến mùng 5 Tết.
Những món ăn ngon tại TPHCM
- Bánh tráng trộn
Không quá bất ngờ khi đứng đầu danh sách là món ăn vặt quá hấp dẫn của teen Sài Thành. Bánh tráng trộn chỉ xuất hiện trong khỏang hơn 10 năm trở lại đây nên thời ba mẹ chúng mình còn teen chắc chưa được thưởng thức món ngon này đâu, hihi.. Giá cả món này hiện nay đa số là 10.000đ - 15.000đ / 1 bịch gồm bánh tráng trộn dầu sa tế, mỡ hành, hành phi, ruốc (nhỏ hơn tôm khô), đậu phộng, trứng cút, khô bò, xòai và rau răm. Tùy nơi mà gia vị có thể thay đổi hoặc thêm vài món độc khác như tôm, mực v.v.. (giá chắc chắn là cao hơn nếu thêm món hải sản này rùi). Sau này, còn xuất hiện thêm món bánh tráng cuốn, rồi bánh tráng nướng cũng được các teen nhà mình mê mẩn.
- Ốc
Là món ăn no lẫn ăn chơi không thể thiếu từ các bạn học sinh sinh viên cho đến dân nhậu. Đã nhậu ở Sài Gòn là cứ đến quán ốc để lai rai. Từ những loài nhuyễn thể vô danh, sống lặng thinh nơi ao hồ, sông biển, qua bàn tay điêu luyện của người Sài Gòn, các loại ốc đã được ghi danh vào thực đơn của nhiều quán ăn, nhà hàng chốn thị thành.
- Cơm tấm/Cơm sườn
Cơm sườn bì chả - món ăn no cơ bản của người Sài Gòn. Cơm tấm từ thuở nào đã có mặt khắp nơi ở đất Sài Gòn này từ những con hẻm bình dân đến các hàng quán tinh tươm. Chỉ là cơm với thịt nướng chan chút nước mắm nhưng đây là món không thể không ăn khi đến Sài Gòn, cũng như người Sài Gòn không bao giờ có thể ngán món này.
- Phá lấu
Một món rất lạ và rất đặc biệt dường như chỉ có Sài Gòn là nơi người ta bán và ăn món này phổ biến nhất, và độ tuổi tiêu thụ món này nhiều nhất vẫn là các bạn teen. Bạn có thể ăn phá lấu với bánh mì, hoặc mì gói hoặc độc hơn là phá lấu nướng hoặc chiên.
- Lẩu dê/Dzú dê nướng
Đây là món ăn phổ biến của người Sài Gòn mỗi khi muốn đàn đúm tụ tập bạn bè hay nhậu nhẹt vì các quán dê đa số dân nhậu vào khá nhiều với giá cả bình dân và không gian rộng rãi. Còn gì bằng khi một buổi tối mát trời cùng nhau quây quần bên nồi lẩu dê hun hút khói và 1 vỉ nhũ dê nướng thơm ngào ngạt!
- Bột chiên
Một món ăn du nhập từ Trung Quốc nhưng qua Việt Nam đã biến thể đi rất nhiều và trở thành món ăn vặt đặc trưng nhất của Sài Gòn không nơi nào có. Có 2 dạng bột chiên: kiểu người Hoa thì mềm hơn, tập trung vào nước tương và gia vị , còn kiểu người Việt thì bột lúc nào cũng giòn rụm. Món này vừa ăn vặt, vừa no bụng nên được dân Sài Gòn rất yêu thích.
- Xiên chiên/nướng
Trào lưu lẩu nướng - xiên que đã không còn xa lạ gì với giới trẻ Sài thành, thế nhưng thời gian gần đây mới thật sự phát triển mạnh mẽ với nhiều thương hiệu khác nhau. Đơn giản, dễ dàng chọn lựa theo sở thích, không mang phong cách của những quán nhậu xô bồ, hình thức lẩu nướng - xiên que đã thật sự chiếm được cảm tình của giới trẻ Sài thành.
- Bò bía
Món ăn vặt này nổi tiếng ở Sài Thành ngay từ những năm 45, thời mà nữ sinh còn mặc áo dài trắng và chở nhau trên xe đạp cũ kĩ qua những con đường ươm đầy lá me. Dù không ngon xuất sắc nhưng nếu ra khỏi thành phố này, bạn sẽ rất khó tìm ăn bò bía ở các tỉnh khác.
- Bánh mì thịt
Bánh mì thì dọc dải đất hình chữ S này đâu chẳng có, nhưng chỉ Sài Gòn mới có đến 22 loại nhân bánh mì khác nhau để bạn tha hồ lựa chọn. Tuy nhiều loại nhân như thế nhưng ngon và phổ biến nhất ở Sài Gòn chính là bánh mì thịt. Bánh mì thịt có ở khắp nơi, từ những tiệm bánh có tiếng là đắt xắt ra miếng cho đến những xe bánh mì rong có ở khắp mọi nơi trong thành phố.
- Hủ tiếu
Đến Sài Gòn bạn đừng nhất định nên ăn thử món hủ tiếu với đủ các loại hủ tiếu đa dạng với xuất xứ từ người Chăm hay người Hoa. Sợi hủ tiếu dài, dai hơn sợi bún, có hai loại là hủ tiếu “dai”, sợi mảnh, bột dai, giòn lật sật. và hủ tiếu “mềm”, sợi bánh bảng to hơn, mềm mỏng, trơn mướt.
Trên là một số thông tin về du lịch tp.HCM mà Tripscheap xin chia sẻ cho du khách. Chúc các bạn có một chuyến đi tp.HCM vui vẻ và hạnh phúc.